Sự nghiệp Mã Vĩ Minh

Khoa học kỹ thuật điện

Năm 1987, sau khi nhận bằng thạc sĩ, Mã Vĩ Minh được Học viện Kỹ thuật Hải quân giữ lại trường làm giảng viên ở Khoa Kỹ thuật điện, đúng theo chuyên ngành của ông. Ở trường, ông lần lượt được phong chức danh phó giáo sư rồi giáo sư vào năm 1994, là trường hợp nhận học hàm giáo sư đặc biệt khi 34 tuổi và đang là thạc sĩ, chưa là tiến sĩ; là tiến sĩ sinh đạo sư, phụ trách hướng dẫn nghiên cứu sinh từ năm 1998, được cấp bằng kỹ thuật chuyên nghiệp hạng nhất. Đến năm 2001, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Kỹ thuật Trung Quốc và là viện sĩ trẻ tuổi nhất của viện hàn lâm cấp bộ này.[3][5]

Trong những năm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, Mã Vĩ Minh tập trung vào kỹ thuật điện và động lực hàng hải, các lĩnh vực cụ thể về sản xuất điện năng tích hợp hệ thống điện độc lập, công nghệ áp dụng cho điện tử công suất, tuơng thích điện từ (electromagnetic compatibility), công nghệ phóng điện từ, kỹ thuật tiếp cận năng lượng mới ở Trung Quốc.[6] Về nghiên cứu, ông phát triển hệ thống lý thuyết cơ bản về máy phát điện 12 pha, khắc phục các vấn đề kỹ thuật chưa được giải quyết trong và ngoài nước như cung cấp chỉnh lưu (AC–DC), dự đoán độ ổn định, triệt tiêu dao động tự nhiên, triệu tiêu nhiễu dẫn điện từ, chẩn đoán lỗi tổng hợp và bảo vệ ngắn mạch trong hệ thống.[7] Tất cả những nghiên cứu về kỹ thuật điện của ông đều được áp dụng cho quốc phòng, nhiều nghiên cứu được chế tạo thành sáng chế được cấp bằng. Trên thực tế, Mã Vĩ Minh đã tham gia và lãnh đạo việc phát triển các công nghệ liên quan đến máy phóng điện từ được sử dụng trên tàu sân bay Phúc Kiến (Typer 003),[8] và sự phát triển của súng điện từ (railgun) trên tàu, đưa Trung Quốc trở thành nước thứ hai trên thế giới cùng Hoa Kỳ chế tạo được công nghệ này.[9] Cùng với việc lãnh đạo các dự án phát triển máy phóng điện từ và động cơ điện từ trên tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, ông được mệnh danh là "cha đẻ của công nghệ máy phóng điện từ của Trung Quốc" (中国电磁弹射技术之父).[1]

Chính trường

Năm 1978, khi nhập học Học viện Kỹ thuật Hải quân, Mã Vĩ Minh cũng nhập ngũ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, phân công về Hải quân. Ở Đại học Kỹ thuật Hải quân, ông đảm nhiệm các chức vụ là Sở trưởng Sở nghiên cứu Kỹ thuật điện tử công suất, Chủ nhiệm Văn phòng Thí nghiệm trọng điểm khoa học và công nghệ Quốc phòng về kỹ thuật điện lực tổng hợp tàu thủy. Ở đoàn thể xã hội, đơn vị sự nghiệp khác, ông giữ các chức vụ như Đồng sự Hiệp hội Đóng tàu Trung Quốc, Thành viên Tiểu tổ thẩm định khoa học của Quỹ Khoa học tự nhiên Quốc gia Trung Quốc, Thành viên Tiểu tố Đánh giá kỹ thuật điện của Ủy ban Học vị Quốc vụ viện. Năm 2002, ông được phong quân hàm Thiếu tướng Hải quân. Ông ứng cử và trúng cử là Đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa IX, XI, XII, XIII.[10] Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhiệm kỳ 2012–17,[11] được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc, một đoàn thể nhân dân đứng đầu về khoa học trong nhiệm kỳ này, từ ngày 3 tháng 6 năm 2016.[12] Tháng 10 năm 2017, ông tiếp tục tham gia đại hội đại biểu toàn quốc,[13][14][15] được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[16][17][18] Tới kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Trung ương vào ngày 31 tháng 10 năm 2019, Mã Vĩ Minh được bầu bổ sung làm Ủy viên chính thức.[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mã Vĩ Minh http://210.82.31.1:8084/delegate/viewDelegate.acti... http://guoqing.china.com.cn/zy/2018-03/01/content_... http://cpc.people.com.cn/18/n/2012/1115/c350823-19... http://cpc.people.com.cn/19th/n1/2017/1024/c414305... http://renshi.people.com.cn/n1/2019/1031/c139617-3... http://news.sina.com.cn/c/2003-08-04/0155497257s.s... http://news.cri.cn/20171024/f3e85cce-38bb-818d-ce3... http://www.moe.gov.cn/jyb_xwfb/moe_2082/zl_2019n/2... http://www.gov.cn/guoqing/2017-10/24/content_54323... http://www.guancha.cn/military-affairs/2014_01_25_...